Có rất nhiều phương pháp giúp tối ưu website phục vụ cho việc SEO và một trong những yếu tố quan trọng không thể bỏ qua chính là sitemap. Đây là một cách giúp cho Google hay các BOT thu thập dữ liệu có thể đọc được sơ đồ trong website của bạn. Thế nhưng sitemap là gì và tại sao website của bạn cần phải có sitemap? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau, cùng nhau theo dõi nhé!
Sitemap Là Gì?
Sitemap chính là thuật ngữ để chỉ sơ đồ website giúp quá trình thu thập của công cụ tìm kiếm điều hướng trang tốt hơn. Cụ thể, bạn sẽ tạo một tập tin văn bản có chứa tất cả các URL của website dẫn đến trang chính, trang con được thể hiện một cách chi tiết, rõ ràng, chính xác. Nhờ đó mà Google sẽ xác định được những trang quan trọng trong sơ đồ để đưa ra các kết quả tìm kiếm thông minh hơn cho người dùng.
Sitemap là một công cụ hỗ trợ mà người thực hiện SEO đều phải hiểu rõ. Nguồn: Internet
Một Số Loại Sitemap Mà Bạn Cần Biết
Hiện nay chúng ta có 2 cách thường dùng để phân biệt các loại sitemap khác nhau.
Về cấu trúc:
Sitemap được chia thành 2 loại bao gồm:
- XML (dành cho BOT của các công cụ tìm kiếm) chứa các metadata chung với các URL của website cũng như những thông tin thay đổi của website.
- HTML (hiển thị cho người dùng dễ truy cập trên giao diện) có đặc điểm giúp đẩy thứ hạng của website nhờ sự thân thiện.
Bạn nên sử dụng cả hai để đảm bảo website của bạn vừa không bị mất điểm SEO vừa giúp tối ưu cho người dùng khi trải nghiệm.
Về định dạng
Sitemap có 4 loại chính như sau:
- Image sitemap: lưu trữ các thông tin về hình ảnh, nhằm tối ưu hóa khả năng trả kết quả bằng hình ảnh của Google.
- Video sitemap: lưu trữ những thông tin tổng hợp, liên quan đến những video nằm trong website của bạn giúp Google hiểu nội dung video đó để đề xuất cho người dùng khi tìm kiếm.
- News sitemap: bạn sẽ kiểm soát nội dung gửi đến Google news để tìm thấy nội dung mới trong website của bạn nhanh chóng hơn.
- Mobile sitemap: loại sitemap này cần thiết cho những website có phần giao diện trên thiết bị di động.
Ngoài ra còn có Sitemap Index, Sitemap-category.xml, Sitemap-products.xml, Sitemap-articles.xml, Sitemap-tags.xml,… Tất cả đều là những công cụ hỗ trợ việc SEO cho một website nào đó.
Vai Trò Quan Trọng Của Sitemap
Sitemap không có tác dụng trực tiếp giúp tăng thứ hạng website trong quá trình SEO nhưng lại góp phần định hướng cho các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng truy cập và thu thập thông tin hiệu quả để từ đó đánh giá website đạt chuẩn. Cụ thể, sitemap có nhiệm vụ hướng dẫn cho các BOT của những bộ máy tìm kiếm những thông tin, liên kết của website để từ đó các BOT này có thể lập chỉ mục (index).
Bên cạnh đó, khi bạn có thay đổi bất kì một điều gì trên website thì sitemap sẽ giúp bạn kết nối và thông tin đến các BOT một cách nhanh chóng nhất. Một sitemap có cấu trúc tốt sẽ được Google đánh giá cao. Đặc biệt, sitemap còn có một lợi thế khi các BOT di chuyển trên webite sẽ còn giúp bạn phát hiện những lỗi phát sinh tiềm ẩn và có cảnh báo cho chúng ta thông qua công cụ Google Search Console.
Cách Tạo Sitemap Trên WordPress
Sitemap có thể được tạo bằng nhiều cách và trong bài viết này bạn sẽ được hướng dẫn cài đặt với plugin Yoast SEO và Google XML.
Sitemap có thể được tạo một cách dễ dàng nhờ các plugin. Nguồn: Internet
Tạo Sitemap bằng Yoast SEO
Yoast SEO rất phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhằm cải thiện SEO của website trên nền tảng WordPress. Plugin này đảm nhiệm mọi yếu tố kỹ thuật có liên quan đến nội dung, không chỉ giúp bạn tạo được độ chính xác của từ khóa, tính dễ đọc,… mà còn giúp bạn tạo XML Sitemap. Quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào website trên WordPress và cài đặt, kích hoạt Yoast SEO plugin.
Bước 2: Tiếp theo, bạn lần lượt truy cập vào SEO => Features. Chuyển mục XML Sitemap sang trạng thái On để kích hoạt tính năng tạo sitemaps. Rồi chọn Save changes để lưu lại.
Bạn thực hiện bước 2 theo hình ảnh hướng dẫn. Nguồn: Internet
Bước 3: Bạn tiếp tục truy cập SEO chọn Search Appearance, tiến hành thiết lập các tab Content Types, Taxonomies và Archives. Những thành phần được thiết lập Yes tương ứng với mục “Show (individual sitemap) in search results?”. Sau khi hoàn tất, click vào nút Save Changes để lưu lại toàn bộ các thiết lập.
Chọn Save changes để hoàn tất việc cài đặt. Nguồn: Internet
Như vậy là bạn đã hoàn thành việc cài đặt sitemap cho website của mình.
Tạo XML Sitemap bằng Google XML
Ngoài cách tạo sitamap bằng Yoast SEO thì bạn vẫn có thể dùng plugin Google XML Sitemaps để thực hiện với các bước như dưới đây:
Bước 1: Cài đặt và kích hoạt Plugin Google XML Sitemaps.
Bạn tìm kiếm Google XML Sitemaps tại khung tìm kiếm như hình để cài đặt. Nguồn: Internet
Bước 2: Cài đặt cấu hình của Plugin bằng cách vào Setting chọn XML Sitemap. Đường link sitemap của bạn sẽ xuất hiện. Nếu là lần đầu tiên sử dụng Google XML Sitemaps thì bạn sẽ chọn “your sitemap” trước khi click vào đường link trên.
Bước 3: Bắt đầu cài đặt cấu hình với các mục:
- Basic Options: Thông thường bạn sẽ giữ nguyên như mặc định phần tuỳ chọn cơ bản này.
- Additional Pages: Bổ sung thêm các trang vào sitemap của website bằng cách click vào “Add new page”.
- Post Priority: Bạn có thể tuỳ chỉnh mức độ ưu tiên cho các URL. Thông thường bạn sẽ chọn mặc định “Comment Count” (sử dụng số lượng bình luận) để tính mức độ ưu tiên của trang. Tuy nhiên bạn cũng có thể chọn “Do not use automatic priority calculation” (không tính toán tự động). Khi đó, tất cả bài viết sẽ có chỉ số ưu tiên giống nhau.
Thông thường bạn có thể chọn mục 1 hoặc mục 2 tuỳ theo cách thực hiện SEO của bạn. Nguồn: Internet
- Sitemap Content: Ở mục này bạn nên chọn những nội dung quan trọng, đặc biệt không bỏ sót phần “Include categories” và “Include tag page” vì đây là 2 phần quan trọng của SEO.
- Excluded Items: Bạn chọn những Categories, Posts mà bạn muốn loại bỏ ra khỏi sitemap tại mục này.
- Change frequencies: Bạn sẽ thay đổi mức độ thường xuyên đăng tải nội dung của các trang con hiện có tại website.
- Priorities: Đây là phần cài đặt mức độ ưu tiên, tuy nhiên khi bạn đã chọn “Do not use automatic priority calculation” ở phần Post Priority thì mục này mới hiện ra.
Quá trình cài đặt hoàn tất khi bạn chọn “Update options” để lưu lại những thiết lập mà bạn đã thay đổi.
Các Mẹo Tối Ưu Sitemap Mà Bạn Nên Biết
Sử dụng plugin tool để tạo sitemap tự động
Đối với một người mới bắt đầu thì việc sử dụng các công cụ để tạo sitemap đã được giới thiệu ở trên sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức mà cũng đơn giản, đỡ phức tạp hơn nhiều so với việc bạn làm thủ công.
Khai báo sitemap của website tới Google
Bạn có thể gửi Sitemap của mình cho Google từ Google Search Console. Trên giao diện chính, bạn chọn Crawl > Sitemaps > Add Test Sitemap. Lưu ý, bạn nhớ kiểm tra và xem trước kết rồi hãy chọn Submit Sitemap để tránh những lỗi sai ảnh hưởng đến việc Google lập chỉ mục cho trang đích. Việc bạn gửi sơ đồ website cho Google mang lại những lợi ích như:
- Giúp Google hiểu cấu trúc trình bày của website.
- Khám phá các lỗi bạn có thể sửa để đảm bảo các trang của bạn được lập chỉ mục đúng.
Giao diện khi bạn thực việc khai báo sitemap với Google. Nguồn: Internet
Ưu tiên các trang chất lượng cao trong Sitemap của bạn
Đối với SEO nói chung và sitemap nói riêng thì chất lượng website là một yếu tố quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Khi mà sitemap của bạn bao gồm nhiều trang có chất lượng không tốt sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ website và bị Google đánh giá thấp. Một số đặc điểm của những trang chất lượng tốt là:
- Tối ưu hoá cao về giao diện.
- Có chứa hình ảnh hoặc video.
- Có nội dung chuyên biệt, không sao chép.
- Có sự tham gia tương tác của người dùng như nhận xét, đánh giá, bình luận,…
Các vấn đề về lập chỉ mục
Không phải hoàn toàn những trang trong sitemap của bạn sẽ được Google lập chỉ mục. Nếu trước đây, bạn không được thông báo những trang có vấn đề để chỉnh sửa thì hiện nay Google Search Console đã cập nhật Index Coverage nên các URL bị lỗi sẽ được Google liệt kê ra. Bạn chỉ việc loại bỏ những URL này để website của bạn được đánh giá cao.
Cài đặt phiên bản canonical của URL trong sitemap
Đối những website có nhiều trang cùng giao diện với nhau, chỉ khác biệt về màu sắc thì bạn nên sử dụng thẻ “link rel=canonical” để Google biết trang nào là trang chủ của bạn. Đồng thời các BOT cũng sẽ dễ dàng tìm thấy để thu thập và lập chỉ mục nhanh hơn.
Sử dụng tag Robots Meta thay vì Robots.txt
Khi website có những URL quan trọng nhưng bạn không muốn hiển thị trong kết quả tìm kiếm thì có thể quyền sử dụng tag “noindex,follow” hay còn gọi là meta robots. Việc này sẽ vẫn đảm bảo được giá trị liên kết giữa các trang. Còn robots.txt chỉ được sử dụng khi bạn muốn chặn hẳn các trang không quan trọng nhằm giảm thiểu hao hụt ngân sách.
Khi bạn sử dụng lệnh “noindex,follow” thì các BOT của Google sẽ không được vào thể thu thập thông tin. Nguồn: Internet
Không được đưa URL ‘noindex’ vào sitemap
Đối với những URL thật sự không quan trọng, không có tác dụng đối với SEO thì bạn nên bỏ ra khỏi sitemap. Khi bạn đặt những trang không quan trọng vào cùng chỗ với những trang quan trọng sẽ thể hiện sự không đồng nhất và dễ gây nhầm lẫn cho người thực hiện SEO.
Tạo sitemap XML động cho các website có quy mô lớn
Đối với những webiste có quá nhiều URL thì việc kiểm soát từng cái là hoàn toàn không thể. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách tìm một công cụ tạo Sitemap XML động. Bạn sẽ thiết lập những quy tắc để xác định khi nào một trang được đưa vào sitemap hoặc thay đổi từ “noindex” sang “index”, “follow” một cách nhanh chóng.
Sử dụng XML Sitemap và nguồn cấp dữ liệu RSS/Atom
Google luôn khuyến cáo chúng ta sử dụng dụng sitemap và nguồn cấp dữ liệu RSS/Atom vì ưu điểm sẽ thông báo cho các công cụ tìm kiếm biết khi bạn cập nhật hoặc thêm thay đổi nội dung mới cho website và hiểu trang nào nên được lập chỉ mục.
Chỉ cập nhật thời gian sửa đổi khi bạn thực hiện thay đổi đáng kể
Khi thực hiện SEO bạn sẽ thường xuyên có những thay đổi về nội dung website, bài viết, giao diện nhưng hãy chỉ nên cập nhật thời gian khi những chỉnh sửa này của bạn đáng kể và quan trọng. Tránh việc bạn cập nhật thời gian mới liên tục mà website không đưa đến giá trị mới cho người dùng. Google có thể xoá hoàn toàn ngày đăng tải và đánh giá thấp chất lượng website của bạn.
Giảm kích thước file nhỏ nhất có thể
Để các BOT dễ dàng tìm kiếm khi thu thập và xây dựng chỉ mục thì các tệp trong sitemap nên có kích thước càng nhỏ càng tốt. Cách này cũng giúp cho trang đích của bạn tăng được chỉ số ưu tiên trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Tạo nhiều sitemap nếu website có hơn 50.000 URL
Một sitemap có thể chứa tối 50.000 URL, đây là mức giới hạn đủ cho hầu hết các website hiện tại. Tuy nhiên, đối với những website của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử thì số lượng URL có thể vượt qua mức trên nên bạn cần phải tạo bổ sung sitemap bổ sung để quá trình SEO không bị gián đoạn hay bị ảnh hưởng không tốt.
Thông qua bài viết này chúng ta nhận thấy sitemap là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình thực hiện SEO. Nhờ đó mà các BOT của Google có thể đưa đến cho người dùng trang website của bạn nhanh nhất. Hi vọng với những thông tin về sitemap cũng như các mẹo khi sử dụng sitemap sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức để cải thiện website thân thiện hơn đối với người dùng cũng như các công cụ tìm kiếm khác. Hãy tiếp tục theo dõi để cập nhật thêm các bài viết về lĩnh vực Digital Marketing nhé!