Chat với hocnhanh247

Kế toán kho là gì? Công việc của kế toán kho trong nhà hàng – khách sạn

Bạn yêu thích môi trường làm việc sang trọng của ngành Nhà hàng – Khách sạn và bạn muốn chinh phục vị trí Kế toán kho? Vậy bạn có hiểu rõ Kế toán kho là gì? Bạn có biết công việc cụ thể của vị trí này ra sao không? Nếu chưa có nhiều thông tin thì hãy cùng hocnhanh247 tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!

Kế toán kho là gì?

Kế toán kho là vị trí Kế toán viên làm việc tại kho chứa hàng hóa, nguyên vật liệu trong nhà hàng, khách sạn. Vị trí này còn được gọi là Kế toán theo dõi hàng tồn kho, thuộc khối Tài chính – Kế toán, làm việc dưới sự giám sát của Kế toán trưởng hoặc Kế toán tổng hợp. Nhiệm vụ chính của Kế toán kho là lập hóa đơn, chứng từ và theo dõi hàng hóa trong kho, bao gồm hàng xuất, hàng nhập và hàng tồn. Đồng thời, Kế toán kho còn đối chiếu sổ sách với số liệu thực tế để hạn chế tối đa rủi ro và thất thoát cho doanh nghiệp.

kế toán kho là gì

Kế toán kho chịu trách nhiệm việc lập hóa đơn, theo dõi
hàng hóa chi tiết trong kho (Ảnh: Internet)

Công việc của kế toán kho trong Nhà hàng – Khách sạn

Kiểm kê hàng hóa trong kho

– Cập nhật thường xuyên tình hình hàng hóa trong kho, lên kế hoạch xuất – nhập hàng hóa trình Kế toán trưởng xem xét và phê duyệt.

– Trực tiếp tham gia kiểm tra, đếm số lượng hàng hóa nhập xuất kho đảm bảo trùng khớp với yêu cầu. Sau đó, lưu nội dung vào sổ ghi chép.

– Phối hợp với thủ khoa kiểm kê toàn bộ nguyên vật liệu, hàng hóa trong kho theo định kỳ. Xử lý những hàng hóa bị hư hỏng, hết hạn sử dụng.

– Lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu như phát hiện sự sai lệch giữa số liệu thực tế và sổ sách, rồi nộp về phòng Kế toán để xử lý.

– Kết hợp với Thủ kho hoàn tất các thủ tục nhập xuất hàng hóa; theo dõi lượng hàng tồn, nguyên vật liệu để kịp thời đề xuất phương án xử lý, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.

– Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho, cách sắp xếp hàng hóa trong kho, rồi đối chiếu với số liệu để đảm bảo đúng quy định và trùng khớp với số liệu trên hệ thống.

Kiểm soát và lập các chứng từ xuất – nhập 

– Kế toán kho có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ như hợp đồng giao nhận, phiếu yêu cầu xuất nguyên liệu, phiếu xuất kho… trước khi nhập – xuất kho.

– Kiểm tra các hóa đơn nhập hàng, giải quyết tất cả trường hợp thiếu hụt nguyên vật liệu trong phạm vi quyền hạn hoặc báo lên cấp trên để giải quyết.

– Kiểm tra và nhập các số liệu, chứng từ vào phần mềm hệ thống.

– Ghi chép, lập chứng từ nhập, xuất hàng hóa, nguyên vật liệu, hóa đơn, chi phí mua hàng…

Hạch toán kế toán và kê khai thuế   

– Chịu trách nhiệm hạch toán xuất, nhập nguyên vật liệu; hạch toán giá vốn, doanh thu và chi phí.

– Theo dõi công nợ, lập biên bản xác minh công nợ định kỳ theo quy định.

– Thực hiện kê khai thuế đầu vào và đầu ra theo quy định; thường xuyên cập nhật nội dung kê khai thuế vào hệ thống.

lập các chứng từ hóa đơn

Lập các chứng từ, hóa đơn xuất nhập hàng (Ảnh: Internet)

Sai sót thường gặp của nhân viên Kế toán kho trong Nhà hàng – Khách sạn

Một số sai sót mà nhân viên Kế toán kho thường gặp trong quá trình làm việc là:

– Ghi nhận hàng tồn không có đủ chứng từ hay hóa đơn, không ghi phiếu nhập kho.

– Không có biên bản giao nhận hàng và biên bản đánh giá chất lượng hàng tồn.

– Xác định và ghi nhận sai giá gốc của hàng tồn.

– Không làm thủ tục nhập kho mỗi lần nhập mà gộp chung thời gian dài.

– Không thực hiện đối chiếu thường xuyên giữa Kế toán và Thủ kho.

Mức lương Kế toán kho trong Khách sạn – Nhà hàng

Mức lương của Kế toán kho phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, khối lượng công việc và quy mô đơn vị. Tuy nhiên, mức lương của Kế toán hiện nay dao động từ 5 – 8 triệu/tháng chưa bao gồm trợ cấp, phụ cấp và các ưu đãi khác.

Tổng kết

Với những thông tin trên, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về Kế toán kho trong Nhà hàng – Khách sạn là gì và công việc cụ thể của vị trí này. Nếu yêu thích công việc Kế toán kho, ngay từ giờ bạn hãy học tập và cố gắng trau dồi kỹ năng lẫn kiến thức nhé!

Có thể bạn quan tâm:

  • Supervisor là gì? Supervisor làm gì? Công việc của supervisor
  • Shift Leader là gì? Công việc của Shift Leader như thế nào?
  • Manager là gì? Manager làm gì? Kỹ năng một manager cần có
Xin cảm ơn

Khách hàng [variable_1] vừa mua [variable_2] khóa học ([amount] phút trước).