Gây ấn tượng bằng kỹ năng tổ chức trò chơi trong sinh hoạt, thuyết trình, hội họp
Gây ấn tượng bằng kỹ năng tổ chức trò chơi trong sinh hoạt, thuyết trình, hội họp
Giới thiệu khóa học
- Hoàn thiện và xây dựng được hình ảnh của người quản trò chuyên nghiệp
- Hiểu về vai trò của người quản trò trong mọi cuộc vui
- Bí quyết để là người quản trò thành công
- Có những gợi ý về các trò chơi tập thể vui nhộn
- Không chỉ hướng dẫn trò chơi, khoá học này còn hướng dẫn bạn cách để trở thành người quản trò giỏi, biết tự sáng tạo ra các trò chơi cho riêng mình.
- Khoá học cập nhật những trò chơi mới nhất, đặc biệt là các trò chơi trí tuệ hiếm người biết, “vi diệu” như có phép màu, giúp người quản trò toả sáng.
Khoá học gồm 33 bài sẽ giúp bạn:
1. Hiểu biết về hoạt động quản trò.
2. Biết tám điều tối kỵ trong tổ chức trò chơi.
3. Biết các thủ thuật thú vị và cách xử lý trong tổ chức trò chơi.
4. Các trò chơi trí tuệ mới nhất, thú vị nhất, lạ nhất để dùng trong giao tiếp nhóm, thuyết trình, hội họp.
5. Các trò chơi vui nhộn dành trong giao tiếp nhóm, sinh hoạt đông người, liên hoan lễ tiệc…
Lợi ích từ khoá học
Kỹ năng tổ chức trò chơi và sinh hoạt tập thể là một kỹ năng ứng dụng rộng rãi:
Trong tổ chức hoạt động Đoàn – Hội.
Tổ chức sự kiện trong hội trường hoặc ngoài trời.
Hâm nóng bầu không khí trong các buổi thuyết trình.
Tổ chức các trò chơi giáo dục trong tiết dạy.
Tổ chức lửa trại.
Huấn luyện team-building.
Tạo những kỷ niệm vui trong những chuyến đi pic nic, tổ chức trò chơi trên xe trong những chuyến đi, hoặc đơn thuần là tạo không khí khi nhóm bạn tụ tập và sinh hoạt.
Dù bạn là một cán bộ Đoàn, hay là MC, là giáo viên, diễn giả, hướng dẫn viên du lịch hoặc chỉ là một người thích sự vui vẻ, một khi đã có kỹ năng quản trò, bạn sẽ có thể biến bầu không khí trở nên sinh động trong mọi hoàn cảnh, với mọi nhóm đối tượng mà ta tiếp xúc; thông qua đó truyền tải những thông điệp mà bạn muốn nói một cách đầy sinh động.
“Không có điều gì khiến mọi người xích lại gần nhau hơn là bằng một trò chơi”
Phù hợp với
- Cán bộ Đoàn.
- MC.
- Giáo viên.
- Diễn giả.
- Người thuyết trình và nói trước đám đông.
- Hướng dẫn viên du lịch.
- Hoặc chỉ là một người thích tạo sự vui vẻ trong giao tiếp hoặc thích gây ấn tượng trước đám đông.
Nội dung khóa học
CHƯƠNG 1: ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI TỔ CHỨC TRÒ CHƠI GIỎI
- Bài 1: Tại sao mọi người cần có kỹ năng quản trò?
- Bài 2: Hiểu biết về hoạt động quản trò
- Bài 3: Vì sao ta quản trò dở?
- Bài 4: Tám điều tối kỵ trong quản trò
- Bài 5: Thủ thuật thú vị – Cách xử lý trong quản trò
CHƯƠNG 2: CÁC TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ DÙNG TRONG GIAO TIẾP NHÓM, THUYẾT TRÌNH, HỘI HỌP
- Bài 6: Trò chơi “Đếm số chiến lược”
- Bài 7: Trò chơi “Nói né”
- Bài 8: Trò chơi “Thôi miên”
- Bài 9: Trò chơi “Chiếm chỗ”
- Bài 10 :Trò chơi “Vỗ tay đều”
- Bài 11: Trò chơi “Xin mời”
- Bài 12: Trò chơi “cô Châu chú Chín”
- Bài 13: Trò chơi “Học làm phép tính”
- Bài 14: Trò chơi “Nối ráp từ”
- Bài 15: Trò chơi “Cộng số”
- Bài 16: Trò chơi “Chẵn lẻ”
- Bài 17: Trò chơi ”Đếm số vui”
- Bài 18: Các trò phạt
CHƯƠNG 3: CÁC TRÒ CHƠI DÙNG TRONG SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG, LIÊN HOAN
- Bài 19: Băng reo – Này bạn vui mà muốn tỏ ra
- Bài 20: Băng reo – Vui liên hoan
- Bài 21: Các bài hát sinh hoạt cộng đồng: Anh em ta về
- Bài 22: Các bài hát sinh hoạt cộng đồng: Người tôi yêu tôi thương
- Bài 23: Các bài hát sinh hoạt cộng đồng: Úm ba la bùm bùm
- Bài 24: Các bài hát sinh hoạt cộng đồng: Vỗ tay lên đi
- Bài 25: Trò chơi: “Anh nông dân”
- Bài 26: Trò chơi: “Thuyền chở”
- Bài 27: Trò chơi: “Biển – rừng – trời”
- Bài 28: Trò chơi: “Cả nhà thương nhau”
- Bài 29: Trò chơi: “Tùng xèng te”
- Bài 30: Trò chơi: “Xin mời”
- Bài 31: Trò chơi: “Cốc cốc”
- Bài 32: Trò chơi: “Cái – cặp”
- Bài 33: Thông điệp giảng viên
- Trắc nghiệm cuối khóa
- Tiểu luận tốt nghiệp
- Đánh giá và góp ý khóa học