Nhiều bạn khi mới bắt đầu bước vào làm việc trong môi trường khách sạn thì không rõ vị trí Duty manager là gì và công việc của người Duty manager bao gồm những gì? Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về vị trí này, biết đâu bạn sẽ yêu thích công việc và muốn trở thành một Duty manager?
Để đảm bảo cho các hoạt động trong khách sạn được diễn ra trôi chảy và mang đến sự trải nghiệm hoàn hảo nhất cho khách hàng thì có sự đóng góp không hề nhỏ của người Duty manager. Nếu như trước đây, các khách sạn đều tuyển dụng người nước ngoài để đảm nhiệm vị trí này thì ngày nay không ít Duty manager ở các khách sạn 5 sao hàng đầu đều do người Việt phụ trách.
Duty manager đóng góp vai trò không hề nhỏ để các hoạt động trong khách sạn
diễn ra suôn sẻ. (Nguồn: Internet)
Duty manager là ai?
Duty manager là người Quản lý ca trực (hay một số nơi gọi là Quản lý Tiền sảnh). Đây là người sẽ giám sát và chịu trách nhiệm, đảm bảo cho các hoạt động ở khu vực tiền sảnh được diễn ra trôi chảy, suôn sẻ. Tuy nhiên, hầu như hiện nay vai trò của Duty manager được mở rộng phạm vi trong toàn khách sạn.
Duty manager thường trực thuộc bộ phận Tiền sảnh và làm việc trực tiếp dưới quyền của người FOM (Front Office Manager – Giám đốc Tiền sảnh). Bạn sẽ chỉ bắt gặp được vị trí công việc này ở các khách sạn 3 – 5 sao, trong đó thường bao gồm 1 Duty manager đảm nhận ca chiều và 1 người đảm nhận ca đêm (hay còn được gọi là Night Duty manager).
>>> Tham khảo thêm khóa học Quản trị nhà hàng – khách sạn tại đây.
Công việc của Duty manager trong các khách sạn
Phối hợp quản lý bộ phận Tiền sảnh
– Trong mỗi ca làm việc thì người Duty manager sẽ có nhiệm vụ giám sát tất cả các hoạt động, tất cả các vị trí công việc của bộ phận Tiền sảnh đảm bảo đúng quy trình, tiêu chuẩn của khách sạn.
– Kiểm tra các công đoạn đón tiếp khách VIP trong ngày (phòng ngủ, giấy tờ…) và trực tiếp ra chào đón họ khi đến.
Một trong các công việc của người Duty manager là kiểm tra sự chuẩn bị
và đón tiếp khách VIP. (Nguồn: Internet)
Giải quyết các vấn đề của khách
– Duty manager thường sẽ là người nhận thông tin trực tiếp từ khách hoặc nhân viên về các vấn đề phàn nàn, khiếu nại của khách và họ sẽ trực tiếp liên hệ với các bộ phận khác cùng phối hợp giải quyết vấn đề.
– Đối với các vấn đề ngoài khả năng giải quyết thì người này sẽ chịu trách nhiệm báo trực tiếp lên các cấp cao hơn như FOM, EAM, GM.
– Chịu trách nhiệm ghi chú các thông tin quan trọng về khách yêu cầu/ phàn nàn vào hệ thống của bộ phận Tiền sảnh cũng như hệ thống của toàn khách sạn.
– Thường xuyên thăm hỏi ý kiến, cảm nhận của khách hàng về các dịch vụ và chủ động đưa ra các hướng giải quyết.
Kiểm tra hoạt động tại các khu vực trong khách sạn
– Trong ca làm việc thì Duty manager sẽ thường xuyên đi kiểm tra các khu vực trong khách sạn, kể cả quầy bar, phòng họp, hồ bơi, phòng tập… nhằm đảm bảo hạn chế sự cố xảy ra cho khách hàng và luôn đạt tiêu chuẩn sẵn sàng phục vụ khách hàng.
Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên
– Duty manager cũng sẽ là người chịu trách nhiệm hướng dẫn cho các nhân viên mới quy trình, thao tác, kỹ năng phục vụ khách theo đúng tiêu chuẩn của khách sạn.
– Phối hợp với FOM lên chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên trong bộ phận.
Các công việc khác
– Họp bàn giao công việc trước và sau mỗi ca làm việc, ghi nhận lại báo cáo về những vấn đề đặc biệt xảy ra trong ca làm việc.
– Thay thế cho FOM tham dự các cuộc họp khi vắng mặt.
– Chịu trách nhiệm, đưa ra quyết định cuối cùng khi FOM vắng mặt.
– -Phối hợp với các phòng ban, bộ phận khác về các vấn đề, kiểm tra toàn bộ các trang thiết bị, dụng cụ trong toàn khách sạn
– Đóng góp các ý kiến, giải pháp giúp cải thiện chất lượng và quy trình phục vụ.
Bạn sẽ thấy người Duty manager thường xuyên đi hỏi thăm ý kiến, cảm nhận
của khách hàng. (Nguồn: Internet)
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về công việc của người Duty manager. Hy vọng với những thông tin mà hocnhanh247.com đã chia sẻ thì câu hỏi Duty manager là gì đã không còn làm khó được bạn. Và biết đâu một ngày không xa, bạn sẽ trở thành một Duty manager xuất sắc ở khách sạn 5 sao, cao cấp, chuyên nghiệp.
Có thể bạn quan tâm:
- Housekeeper là gì? 5 điều cần có ở mỗi housekeeper
- Waitress là gì? Tìm hiểu về công việc của waitress trong nhà hàng
- General manager và General director là gì? Và làm gì?