Với hương vị béo ngậy đặc trưng và tốt cho sức khỏe, phô mai nghiễm nhiên trở thành loại nguyên liệu rất được ưu ái trong ẩm thực phương Tây. Trong đó, không thể không nhắc đến Parmesan một loại cheese nổi tiếng của Ý. Cùng hocnhanh247.com tìm hiểu Parmesan là gì và những thông tin thú vị xoay quanh Parmesan nhé!
Parmesan là gì? Nguồn gốc của Parmesan
Tên đầy đủ của phô mai Parmesan là Cheese Parmigiano – Reggiano. Đây là một loại cheese được phổ biến và sử dụng trong rất nhiều món ăn của Ý, nhất là Pasta. Parmesan có thành phần chính là sữa bò, dạng cứng. Quá trình tạo ra phô mai Parmesan mất rất nhiều thời gian, tối thiểu là 1 năm và trung bình cần khoảng 2 – 3 năm để đạt được độ “chín” hoàn hảo.
Tên gọi của Parmesan được đặt theo tên của vùng sản xuất ra chúng, tỉnh Parma, Reggio Emilia, Bologna, Modena và Mantua của Ý. Theo thông tin, pháp luật của Ý chỉ cho phép phô mai sản xuất tại những vùng này mới được dán thương hiệu Parmigiani – Reggiano.
Parmesan là loại phô mai nổi tiếng và rất phổ biến của Ý (Ảnh: Internet)
Cách sử dụng phô mai Parmesan
Parmesan là một trong số rất ít các loại cheese không cần nấu mà có thể ăn ngay. Với Parmesan, bạn có thể xay ra rồi rắc trực tiếp lên món ăn, dạng bột này thường được rắc lên Pizza. Hoặc bạn cũng có bào sợi, thái lát Parmesan để sử dụng cho các món Pasta.
Cách bảo quản Parmesan
Để Parmesan được bảo quản tốt nhất bạn nên cho chúng vào tủ lạnh. Nếu muốn sử dụng lâu dài và đảm bảo hương vị của Parmesan bạn cần mua dạng Parmesan nguyên khối, không nên mua dạng sợi hoặc bào sẵn. Như thế, khi ăn, bạn trự tiếp chế biến sẽ khiến hương vị món ăn thêm hoàn hảo hơn.
Các món ăn được làm từ Parmesan
Đối với ẩm thực Ý, Parmesan là một thành phần chủ yếu và truyền thống của nhiều công thức nấu ăn Pesto. Pesto là một loại nước xốt Ý với thành phần có hạt thông, phô mai, muối, húng quế tây (basil), dầu olive. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng Parmesan cho các món như: Pasta, Pizza, gà nướng phủ phô mai, gà nhồi, mì Ý thịt xông khói, bánh mì phô mai, Lasagna cuộn phô mai, các món bánh ngọt phô mai…
Phân biệt Parmesan và các loại cheese khác
Mozzarella
Mozzarella là loại phô mai cũng rất được ưa chuộng, được làm từ sữa bò hoặc sữa trâu, được xếp vào nhóm cream cheese. Mozzarella có tồn tại với 2 hình thức là tươi và khô. Mozzarella khi ở trạng thái tươi sẽ có màu trắng hoặc ngả vàng tùy vào dinh dưỡng có trong sữa bò hoặc sữa trâu. Và Mozzarella tươi chỉ được bảo quản khoảng 1 tuần trong tủ lạnh. Với dạng khô, là dạng Mozzarella tươi giảm bớt nước và cắt thành vụn nhỏ, lúc này Mozzarella có thể được bảo quản nhiều hơn đến 6 tuần.
Do đặc thù của Mozzarella là dạng cheese mềm và ẩm, nên quá trình sử dụng và bảo quản cheese này khá nghiêm ngặt. Trước khi cắt cheese, bạn nên rửa sạch các dụng cụ làm bếp, dụng cụ cắt. Bảo quản Mozzarella phải cho vào ngăn chill room của tủ lạnh, buộc chặt phần cheese không sử dụng để kéo dài thời gian bảo quản.
Parmesan được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn (Ảnh: Internet)
Edam cheese
Không giống với Parmesan hay Mozzarella, Edam cheese có nguồn gốc từ vùng đất Edam, Hà Lan. Edam có hình dáng trụ tròn, có màu vàng nhạt, lớp vỏ bọc màu đỏ. Điểm đặt biệt của Edam cheese là càng để lâu sẽ càng cứng lại nên rất dễ bảo quản. Tuy nhiên, Edam cheese rất dễ tan và dễ thái lát mỏng nên thường được dùng để làm topping cho bánh sandwich và burger.
Ricotta
Ricotta cũng là một loại cheese đến từ nước Ý, được làm từ nước tách ra từ sữa bò hoặc sữa cừu. Ricotta là loại cheese có dạng mềm, màu trắng và ít béo. Ricotta có vị ngọt đặc trưng nên thường được sử dụng rất nhiều cho các món dessert của Ý. Ngoài ra, Ricotta cũng rất được ưu ái để làm các món như cookies.
Với những thông tin trên đây, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn Parmesan là gì, nguồn gốc của Parmesan cũng như cách sử dụng và cách phân biệt các loại cheese. Đối với những ai yêu thích làm bánh hoặc nấu ăn nhất định phải tìm hiểu thật kỹ đặc tính của các nguyên liệu cheese này để tạo nên những thành phẩm đặc sắc.
Xem thêm: Dầu hào là gì? Dùng để làm gì? Những lưu ý khi sử dụng